“Làng mình mở hội hay chưa?
Đi xem múa rối ao chùa canh đêm
Tễu cười toét miệng ngoi lên
Trăng rằm rơi tõm in nền nước xanh”
(Hoàng Anh Tuấn)
Trải qua nhiều năm, mùa rối nước đã trở thành một loại hình nghệ thuật dân tộc được nhiều người biết tới. Người Việt Nam từ chốn cung đình cho đến các làng mạc nông nghiệp nghèo nhất, ai ai cũng yêu mến múa rối nước. Mà đã yêu múa rối nước, thì không thể không biết đến nhân vật chú Tễu.
“Cởi trần đóng khố múa chơi
Hát rằng, giữa đất và trời có ta
Đất là mẹ, trời là cha
Chính danh gọi Tễu, tự là Thảo Dân”
(Phạm Công Trứ)
Nhắc đến nhân vật này, thì dù có chưa xem múa rối nước đi chăng nữa, ai cũng dễ dàng mường tượng ra trong đầu. Tễu được làm to hơn tất cả các con rối khác, mặc dù nếu dựa vào cách để tóc trái đào thì Tễu mới chỉ khoảng bảy, tám tuổi. Chú Tễu thân hình tròn trĩnh, da trắng hồng và lúc nào cũng tươi cười. Chú đóng khố để lộ bộ ngực và bụng phệ. Tay chú vung vẩy, cái đầu quay nghiêng quay ngửa khi chú trêu chọc khán giả.
Trong chữ Nôm, “tễu” có nghĩa là “tiếng cười”. Tễu là nhân vật táo bạo, luôn luôn giễu cợt, chế nhạo người khác. Trong các vở diễn, Tễu là người mở màn, người bình luận, người kể chuyện, và là người chỉ trích quan lại tham nhũng. Ở 1 số phường rối, chú Tễu là người phất cờ hoặc châm pháo. Một số người coi Tễu là tên mõ làng hay giúp đỡ các cụ già, có người nghĩ Tễu là người đi mổ lợn, mổ trâu, mổ bò, người khác lại nói Tễu có cô vợ xinh xắn và hấp dẫn.
“Chú Tễu là linh hồn của múa rối nước, là cầu nối giữa người diễn và người xem…”
Tất cả các phường rối đều dùng Tễu làm nhân vật mở màn, tuy rằng nội dung giới thiệu của mỗi phường khác nhau. Giống như trong nhà hát Hy Lạp, Tễu bắt đầu buổi biểu diễn bằng cách khuấy động khán giả: “ Bà con ơi nhanh chân vào chỗ đi nào! Bà con muốn xem gì nào?”.
Hoặc Tễu dí dỏm bằng những lời ca mời mọc đầy bóng gió: “Này chị em ơi, tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ…”
Chú Tễu có vai trò như người dẫn chuyện trong các dịp lễ hội làng quê. Chú có nhiệm vụ khai mạc lễ hội, giới thiệu chương trình và thông báo các sự kiện đang diễn ra trong làng. Nhân vật này có quyền tự do nói kháy về bất cứ sự việc nào hoặc bất cứ ai. Sự xuất hiện thường xuyên của chú làm cho Tễu trở thành nhân vật trung gian, tạo nên sự cảm thông giữa khán giả và các nhân vật rối. Chú hắng giọng giới thiệu cái lai lịch sang trọng của mình:
“Tễu tôi vốn dòng trên thiên thượng
Bởi hái đào bị trích xuống trần gian
Thấy sự đời bối rối đa đoan
Nên tôi phải lặn lội để lo toan sự “rối”…”
Cũng đem lòng mê điệu dân ca Đồng bằng Bắc Bộ, mê cái nụ cười “toét miệng” của chú Tễu, Nhà hàng Bún Đậu Mắm Tôm – Đậu Homemade đã tạo ra sân khấu múa rối nước mini ngay tại chi nhánh số 52 Lê Lai. Từng chi tiết của sân khấu đều đã được tìm hiểu kĩ càng để mô phỏng một cách chính xác nhất sân khấu thủy đình truyền thống. Đặc biệt nhất là những con rối, kể cả chú Tễu lẫn đủ mọi nhân vật khác đều được đặt làm mang từ Hà Nội vào. Chúng đã được tạc nên, điêu khắc, sơn vẽ dưới đôi tay của nghệ nhân Phan Thanh Liêm – cha đẻ của nghệ thuật múa rối nước mini.
Đậu không hứa đem đến những màn trình diễn chuyên nghiệp, nhưng sẽ luôn cố gắng hết sức để thực khách có được trải nghiệm tuyệt vời nhất. Mà giữa đất Sài Thành đông đúc, ồn ào như vậy, để kiếm được cái không khí cổ xưa như vậy cũng khó. Thử nghĩ xem, ăn được một mẹt bún đậu đúng gốc, trong không gian đậm chất Hà Nội, và xem chú Tễu vui đùa trên sân nước, thực là cái thú không gì bằng!
Cuối tuần đến rồi mà công việc thì vẫn bận rộn không ngừng nghỉ. Làm việc tất bật xuyên trưa,…
ĐỌC TIẾPCó hẹn với hội bạn thân nhưng chưa biết nên đi đâu, ăn gì cho thỏa vị? Để Đậu xuất…
ĐỌC TIẾPLà một Fan Đậu chính chuyên nhưng liệu bạn đã hiểu rõ tất - tần - tật các cụm từ…
ĐỌC TIẾP